Tháng 5 vừa qua, tại Bình Dương, Triển lãm Quốc tế giấy và bao bì Việt Nam - VPPE 2024 trình diễn, quy tụ nhiều giải pháp, máy móc, thiết bị tiên tiến, các xu hướng công nghệ mới nhất, tối ưu, các giải pháp chuyên ngành trong lĩnh vực giấy và bao bì đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh theo hướng hiệu quả cao bền vững, “xanh hóa” giảm thiểu tiêu thụ nguyên liệu, nước, điện, hơi, hoá chất, vật tư, giảm tối đa phát thải tối đa; tận dụng và xử lý chất thải nhà máy giấy trong nền kinh tế tuần hoàn…Trong khuôn khổ VPPE 2024, Hội thảo Kỹ thuật ngành Công nghiệp Giấy thuộc chuỗi sự kiện Viet Nam Paper Day 2024 đã được tổ chức nhằm giới thiệu các công nghệ và pháp ưu việt trong lĩnh vực sản xuất này đồng thời thảo luận tìm ra hướng đi xanh hóa ngành Công nghiệp Giấy phát triển theo hướng bền vững.
Ông Hoàng Trung Sơn: Trước hết, chúng ta cần đồng thuận rằng ngành Giấy là ngành phù hợp tự nhiên với nền kinh tế tuần hoàn bởi những yếu tố sau: (1)dăm gỗ, nguyên liệu chính yếu trong sản xuất giấy, được khai thác từ rừng chuyên canh sản xuất là nguồn nguyên liệu tái tạo; (2) ngành giấy là ngành công nghiệp có tỷ lệ thu gom và tái chế cao nhất, tỷ lệ thu gom trung bình toàn cầu là khoảng 60%, điển hình tại Nhật là hơn 82%, các nhà máy giấy bao bì tại Việt Nam hiện sử dụng nguyên liệu tái chế (là giấy thu hồi) tới 98%; (3) sản phẩm giấy dễ dàng bị phân hủy sinh học trong môi trường tự nhiên; (4) các chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất giấy đều được xử lý đạt tiêu chuẩn phát thải với việc đầu tư hệ thống xử lý chuyên nghiệp và đồng bộ.
Tiết kiệm tài nguyên trong sản xuất và tiêu dùng, với việc nghiên cứu phát triển và khuyến khích sử dụng các sản phẩm giấy có định lượng mỏng/nhẹ hơn, có độ trắng thấp hơn hoặc không tẩy trắng, cũng như sử dụng nguyên liệu đồng nhất, thuận lợi cho quá trình tái chế;
Giảm tiêu hao năng lượng (điện, nhiệt, hơi nước, …), phụ gia, hóa chất và nước sạch trong quá trình sản xuất giấy bằng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ và tự động hóa;
Tăng cường nâng cao tỷ lệ thu gom và tái chế giấy đã qua sử dụng, phấn đấu đạt trên mức trung bình toàn cầu là trên 60%. (Theo thống kê, việc tái sử dụng 1 tấn nguyên liệu giấy thu hồi giúp tiết kiệm 4.4 tấn gỗ (26 cây), 39% năng lượng và sẽ giảm 58% khí nhà kính, 35% nước thải ra môi trường…);
Xử lý hiệu quả, an toàn và đảm bảo tiêu chuẩn phát thải đối với các chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất như: áp dụng công nghệ xử lý nước thải kỵ khí tiến tiến; đồng xử lý chất thải rắn bằng lò hơi tầng sôi (có thể xử lý được hầu hết chất thải rắn thông thường phát sinh tại cơ sở sản xuất, tận dụng nhiệt lượng đưa trở lại quá trình sản xuất, giảm chi phí vận chuyển và xử lý, giảm phát thải CO2, đồng thời đảm bảo được tiêu chuẩn khí thải theo luật định)…
Đáp ứng xu thế xanh hóa của Ngành, Hội thảo kỹ thuật ngành Công nghiệp Giấy đã giới thiệu, thảo luận một số giải pháp công nghệ như: giải pháp khử nước hiệu quả của bộ phận ép; giải pháp tận dụng và xử lý chất thải nhà máy giấy trong nền kinh tế tuần hoàn; giải pháp cho nghiền bột hiệu quả cao với máy nghiền nồng độ cao, đổi mới công nghệ tẩy trắng như công nghệ không sử dụng nguyên tố Clo (ECF), hệ thu hồi hóa chất khép kín sản xuất ra bột giấy có chất lượng cao và thân thiện với môi trường, động cơ tiết kiệm năng lượng nam châm vĩnh cửu, giảm tiêu hao nước với hệ thống chăn lưới chất lượng cao và sử dụng hóa chất hiệu quả để giảm tiêu hao năng lượng và nước trong sản xuất giấy…
Trong mười năm trở lại đây, ngành Công nghiệp Giấy Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc cả về đầu tư nâng cao công suất, gia tăng sản lượng, lẫn nâng cao chất lượng, giảm tiêu hao nguyên nhiên liệu và phát thải; đáp ứng tốt nhu cầu giấy các loại, nhất là giấy bao bì làm hòm hộp cho sản phẩm hàng hóa tiêu dùng trong nước, cũng như xuất khẩu.
Tuy nhiên, ngành Giấy Việt Nam hiện tại còn khá nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ không có đủ điều kiện để đầu tư đầy đủ vào hệ thống xử lý chất thải, cũng như vào công tác nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật và công nghệ, nên vẫn còn nhiều hiện tượng không tuân thủ quy định về quản lý chất thải, bảo vệ môi trường, tiêu hao tài nguyên (nguyên liệu, năng lượng, nước sạch, …) còn cao và sản phẩm đưa ra thị trường có chất lượng thấp. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín và hình ảnh của ngành Giấy nói đặc biệt là các thương hiệu uy tín tuân thủ đầy đủ các quy đinh phát luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhất là về mặt môi trường.
Ông Hoàng Trung Sơn: Tôi hoàn toàn đồng ý rằng, đầu tư công nghệ xanh hóa sản xuất đang là xu thể tất yếu hiện nay và góp phần quan trọng vào việc đạt mục tiêu Zero Carbon vào năm 2050 của chính phủ. Và dù ban đầu có thuận lợi, ngành Giấy Việt Nam vẫn cần rất nhiều nỗ lực để đạt mục tiêu xanh hóa do còn nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ.
Cụ thể, đầu tiên, là nhận thức về chuyển đổi xanh và kinh tế tuần hoàn, về luật doanh nghiệp năm 2020 và Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 của một số doanh nghiệp thậm chí một số đơn vị tổ chức vẫn còn hạn chế và chưa đầy đủ để có hành động quyết liệt và khẩn trương hơn;
Tiếp theo, là về cơ chế chính sách, vẫn còn nhiều hạn chế ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
Thứ ba, là sự mất cân đối trong đầu tư ngành giấy hiện nay: đầu tư quá nhiều vào giấy bao bì (chiếm hơn 80% năng lực sản xuất) trong khi phải nhập khẩu nhiều các loại giấy khác, đặc biệt là giấy chất lượng cao, giấy đặc chủng; chúng ta là nước xuất khẩu dăm mảnh (nguyên liệu chính sản xuất bột giấy) lớn nhất thế giới, nhưng chưa có dự án sản xuất bột giấy thương phẩm, hàng năm phải nhập khẩu hàng trăm tấn bột giấy.
Thứ tư, việc đầu tư công nghệ xanh luôn đòi hỏi nhiều vốn và nhân lực chất lượng cao cho đầu tư công nghệ, máy móc thiết bị, nhưng nguồn tài chính và nhân lực của phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ mạnh, lại khó tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng, cũng như khó tuyển dụng được nhân lực chất lượng cao cũng là điểm nghẽn không hề nhỏ.
Thứ năm, hiện nền kinh tế thế giới đang suy thoái, lam phát cao, cùng với tình hình địa chính trị đang diễn biến rất phức tạp, gây cho các doanh nghiệp rất nhiều khó khăn: giá nguyên nhiên vật liệu tăng cao, trong khi đơn hàng giảm nên giá sản phẩm đầu ra không thể tăng tương ứng, một số thời điểm còn phải giảm giá để có đơn hàng duy trì hoạt động. Do đó, nhiều doanh nghiệp đang phải sán xuất cầm chừng, nghe ngóng tình hình thị trường chưa dám đầu tư cho phát triển.
Ông Hoàng Trung Sơn: Chúng ta đều thấy, mặc dù không phải là một trong những ngành công nghiệp trọng yếu, nắm giữ vị trí then chốt của nền kinh tế, song các sản phẩm chính của ngành giấy như: giấy bao bì, giấy in, viết, giấy tissue… lại là những sản phẩm thiết yếu trong đời sống xã hội; ngành Giấy đồng thời là những ngành công nghiệp phụ trợ, đồng hành với nhiều ngành sản xuất và kinh tế khác, đặc biệt là đối với các ngành có tỷ trọng xuất khẩu cao, cần sử dụng giấy bao bì để đóng gói như: dệt may, da giày, đồ gỗ, nông thủy sản, linh kiện, thiết bị điện tử, … cùng với xu hướng thay thế cho sản phẩm nhựa dùng một lần. Nên việc giúp cho các doanh nghiệp ngành giấy đẩy mạnh đầu tư theo hướng xanh và bền vững là rất quan trọng và cấp thiết.
Thực tế “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến 2020, có xét đến 2025” của Bộ Công Thương cũng đã định hướng phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam theo hướng bền vững gắn với nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
Cụ thể về công nghệ, ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất trong công nghiệp sản xuất bột giấy và giấy đối với các dự án đầu tư mới và nâng cấp cải tạo, bao gồm cả công nghệ sinh học, công nghệ về nhiên liệu sinh học (biomass) và công nghệ nano, triển khai ứng dụng công nghệ sản xuất sạch hơn đối với các nhà máy đang vận hành, triển khai ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc xử lý nước thải, khí thải và chất thải rắn, tái sử dụng nước, khép kín dây chuyền sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; nghiên cứu triển khai ứng dụng và đưa vào sản xuất các loại giấy các-tông kỹ thuật cao dùng trong công nghiệp và dân dụng…mục tiêu chiếm lĩnh thị trường trong nước ở ngành giấy này hạn chế nhập khẩu; tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu năng lượng, nâng cao hiệu quả thu gom và tái chế giấy loại (OCC và DIP) nhằm tiết kiệm tài nguyên rừng, tài nguyên nước và bảo vệ môi trường.
Mới đây nhóm chuyên gia đến từ các đơn vị Viện Khoa học Môi trường, biển và hải đảo, (Bộ TN&MT); Hiệp Hội giấy và bột giấy Việt Nam, Đại Học Hòa Bình đã có nghiên cứu và đề xuất 29 Kỹ thuật hiện có tốt nhất (BAT) tóm tắt áp dụng cho ngành sản xuất giấy, bột giấy đã đề xuất phân theo các nhóm liên quan đến Quản lý môi trường; Tiết kiệm năng lượng, nước và nguyên liệu; Giảm phát thải; Theo sản phẩm...
Nguồn Tạp chí Công Thương